Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Chi tiết sự sành điệu của Gangnam style!

Chỉ trong hơn một tháng, cả thế giới đều biết đến Gangnam style. Như cũng nhờ điệu nhảy ngựa wacky của Psy, mà mọi người ở khắp nơi mới “hoảng hồn” với sự xa hoa và đẳng cấp của “chàng béo” đến từ quận Gangnam này.

 Psy và Gangnam style

 Gangnam Style và khu vưc thượng lưu Gangnam

  Con đường thời trang tại Gangnam, Seoul

Ca sĩ Park Jaesang với nghệ danh là Psy (viết tắt của từ Psycho) đã trở thành niềm tự hào của người dân Hàn Quốc trong thời gian gần đây. Với ca khúc Gangnam style, Psy trở thành một hiện tượng giải trí có tầm ảnh hưởng rộng lớn. Thông qua nửa triệu lượt xem từ Youtube, đông đảo khán giả ở khắp mọi nơi trên thế giới, và cả những người nổi tiếng như Britney Spears, Ellen DeGeneres, Mel C, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon, nhà hoạt động chính trị Trung Quốc Ngãi Vi Vi…đều bắt chước điệu nhảy ngựa hài hước của anh. Tuy nhiên, sự lan tỏa này không chỉ dừng lại ở một điệu nhảy, mà qua đó nó còn kéo theo sự vươn tầm mạnh mẽ của nền công nghiệp sản xuất âm nhạc, lối sống và văn hóa của người dân Hàn Quốc đến với thế giới.

  Psy và Britney Spears trong chương trình của Ellen

Qua cảnh Psy hát trên xe bus, Psy mặc một chiếc áo chemise có 3 hàng nút màu nâu cùng chiếc quần màu be. Thật không khó để nhận ra logo của thương hiệu Vivenne Westwood trên đó. Anh đã thực hiện bài nhảy nổi tiếng của mình hai lần với bộ trang phục này.

  Psy và trang phục lạ mắt của Vivenne Westwood, Chiếc quần short Gangnam Style lạ lẫm

Không chỉ màu mè, sành điệu mà Psy còn rất lịch lãm trong những bộ vest thắt nơ. Những chiếc nơ phối cùng các kiểu áo khoác blazer nhiều màu sắc của Psy luôn có những mục đích cụ thể. Và một món thời trang luôn xuất hiện không rời khỏi Psy và được thay đổi kiểu dáng thường xuyên là cặp kính mát. Và có lẽ sau NTK nổi tiếng Karl Lagerfeld, Psy là người tiếp theo định hình phong cách đeo kính mát mọi lúc mọi nơi như thế này.

 

Psy đeo các kiểu kính mát thời thượng mọi lúc mọi nơi trong Gangnam style.

Phong cách thật sự của người Gangnam.

Một cửa hiệu thời trang thiết kế tại đường Garosugil – Gangnam, Seoul

Với những gì mà Psy đã thể hiện trong ca khúc Gangnam style, thì chúng ta cũng có thể hình dung cuộc sống thượng lưu tại Gangnam. Dù ca khúc hàm nhiều ý chỉ trích về nổi ám ảnh tiêu xài và sự khoe mẽ của những người giàu có nơi đây. Nhưng xét về khía cạnh thẩm mỹ, thì đây có thể nói là nơi khởi nguồn của nhiều xu hướng thời trang, góp phần định hình những gout ăn mặc riêng của người Châu Á.

Khó có thể xác định một kiểu phong cách chung của người Gangnam, dù phần lớn họ đều có sự yêu chuộng đa dạng đối với các thương hiệu thời trang lớn trên thế giới như Prada, Armani…và luôn chuộng sự mảnh khảnh cũng lối chưng diện cầu kỳ.

Gangnam bao gồm nhiều khu vực như Apgujeong-dong, Cheongdam-dong, Daechi-dong, Songpa-dong, Shinchi-dong…thì mỗi nơi đều có những đặc thù thời trang riêng thể hiện một số đặc tính về tâm lý của người tiêu dùng tại đó. Quan Jean levi 501

Theo các tạp chí thời trang của Hàn Quốc phân tích, thì người ở khu Apgujeong-dong thì yêu thích phong cách hiphop và các kiểu đầm bán sang trọng. Ngoài ra, họ khá chuộng túi xách của Burberry, tuy nhiên họ thường tự mix trang phục của mình nhiều hơn và hạn chế trong việc tiêu dùng hàng hiệu nước ngoài.

Shop thời trang hàng hiệu Massimo Dutti tại đường Garosugil – Gangnam, Seoul

 

Lưu Liên Anh

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

Quần Jean denim nữ năm 2013

Quần jean denim là một xu hướng mới trong thời trang mùa đông năm nay. Bất cứ người phụ nữ nào cũng sẽ gợi cảm hơn khi diện chúng bởi đôi chân thon dài và vòng 3 căng nở được tô đậm tối ưu. 

Có thể nói jean là trang phục không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Theo thời gian, jean ngày càng được biến tấu đa dạng hơn, mang tính ứng dụng nhiều hơn phục vụ nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ.
 
Phong cách jean mang lại là sự trẻ trung, năng động và tràn đầy cá tính. Bạn có thể mặc jean trong rất nhiều hoàn cảnh: khi dạo phố, picnic, party…chỉ trừ những môi trường công sở nghiêm ngặt mới từ chối jean.

Phụ nữ dễ phải lòng quần Jean denim năm nay

quần Jean denim năm nay

Phụ nữ dễ phải lòng quần Jean denim năm nay

Phụ nữ dễ phải lòng quần Jean denim năm nay

quần Jean denim năm 2013

Quần Jean denim năm 2013

Phụ nữ dễ phải lòng quần Jean denim năm nay

Phụ nữ dễ phải lòng quần Jean denim năm nay

Phụ nữ dễ phải lòng quần Jean denim năm nay

Phụ nữ dễ phải lòng quần Jean denim năm nay

Phụ nữ dễ phải lòng quần Jean denim năm nay

Phụ nữ dễ phải lòng quần Jean denim năm nay

Quần jean LEVIS denim được thiết kế bó sát, ống nhỏ giống như legging nhưng mang đậm chất cá tính của tuổi trẻ, với những đường may táo báo, phá cách ở gấu, đùi hay hai túi phía sau…Màu sắc thịnh hành nhất vẫn là màu xanh cổ điển, đôi phi pha chút lãng mạn với máu ghi xám hay sang trọng hơn với màu đen.

Phụ nữ dễ phải lòng quần Jean denim năm nay

Phụ nữ dễ phải lòng quần Jean denim năm nay

Phụ nữ dễ phải lòng quần Jean denim năm nay

Phụ nữ dễ phải lòng quần Jean denim năm nay

Phụ nữ dễ phải lòng quần Jean denim năm nay

Phụ nữ dễ phải lòng quần Jean denim năm nay

Phụ nữ dễ phải lòng quần Jean denim năm nay

Phụ nữ dễ phải lòng quần Jean denim năm nay

Phụ nữ dễ phải lòng quần Jean denim năm nay

Phụ nữ dễ phải lòng quần Jean denim năm nay

Phụ nữ dễ phải lòng quần Jean denim năm nay

Phụ nữ dễ phải lòng quần Jean denim năm nay

Phụ nữ dễ phải lòng quần Jean denim năm nay

Phụ nữ dễ phải lòng quần Jean denim năm nay

Quần jean DENIM đẹp

Quần jean DENIM đẹp

Phụ nữ dễ phải lòng quần Jean denim

Phụ nữ dễ phải lòng quần Jean denim

Để làm nổi bật của jean denim, bạn nên kết hợp với boot cổ ngắn hoặc giày cao gót là hợp lý nhất cùng áo choàng, áo len chùm hông hay sơ mi caro khỏe khoắn…

Theo Xinh Xinh

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Những bí ẩn về thương hiệu Levi’s

Levi’s là một thương hiệu điển hình được tạo ra bởi một người nhập cư trong những năm chiến tranh chết chóc ở miền tây nước Mỹ. Và quần jean Levi’s ngày nay đã có một biểu tượng nổi bật khắp toàn cầu.

Bằng nhiều cách Levi’s đã đạt tới bản chất của từ thương hiệu hơn bất kỳ một sản phẩm nào khác. Bí mật nằm đằng sau sự thành công đáng kinh ngạc của Levi’s là khả năng hình tượng hóa cùng lúc cả sự độc đáo và sự phổ biến. Không một thương hiệu nào khác có thể trở thành một phần của toàn thể nhưng vẫn giữ được những yếu tính nổi loạn, cách mạng và phản văn hóa của riêng mình. Levi’s vừa là thời trang vừa là phản thời trang. Hãy thử tìm ra một ai đó, một người bạn quen mà lại không sở hữu ít nhất một cái quần Levi’s.

Tuy nhiên, bất kể sự phổ biến mà nó đã đạt được, thương hiệu này phải đối mặt với khó khăn trong thời gian gần đây khi mãi lực tụt giảm từ 7,9 tỷ đôla năm 1996 xuống còn 4,3 tỷ đôla trong năm 2001.

Như với mọi thảm họa thương hiệu khác, vấn đề đối với Levi’s là vô số. Giám đốc điều hành của công ty, ông Robert Haas phát biểu với báo The Financial Times vào năm 1998 như sau: “Chúng tôi đang kinh doanh niềm an ủi. Tôi không muốn nói đến sự an ủi vật chất mà là đến sự an ủi về tinh thần – cảm giác về tính an toàn. Khi bạn bước vào nhà một ai đó dù xa lạ hay thân quen, bạn đều nhận thấy ngay tính được chấp nhận của thương hiệu mà bạn đang mặc trên người. Cho dù sự an ủi tinh thần này được người tiêu dùng đánh giá khác nhau từ phân đoạn phụ này đến phân đoạn phụ khác”. Thế nhưng mỉa mai thay – 1998 lại là một trong những năm không được như ý của thương hiệu này.

Trong nỗ lực để trở nên nhạy cảm với những thay đổi bất thường về thị hiếu của công chúng mặc quần jean, Levi’s đã đa dạng hóa thương hiệu của họ bằng cách tạo thành nhiều phong cách jean khác nhau. Rõ ràng nhất là họ đã tách ra khỏi loại nhãn đỏ truyền thống của họ với việc giới thiệu một thương hiệu phụ gọi là ‘Silvertab’. Họ cũng sản xuất một dòng jean rẻ hơn mang nhãn màu cam.

Hơn nữa, chiến dịch quảng cáo để cổ động cho dòng sản phẩm Silvertab trong năm 2001 được xem là một trong những chiến dịch quảng cáo bị ghét nhất trong lịch sử cận đại. Tạp chí Ad Age gọi chiến dịch này là ‘xấc xược’ và chỉ trích là nó thiếu tính thiết lập thương hiệu cần phải có. Cũng tương tự như thế, các quảng cáo trong năm 2002 để cổ động cho loại Levi’s đũng ngắn cũng bị chỉ trích và bị phản đối tương tự.

Nhưng dù sao cũng không phải là mọi vấn đề đều do Levi’s gây ra. Ví dụ như họ có thể tác động một ít để kiểm soát sự gia tăng những mẫu thiết kế jean tương tự như các loại jean của Calvin Klein, Diesel hay Tommy Hilfiger. Tất cả những gì mà Levi’s có thể làm để đối phó với các đối thủ là nỗ lực gìn giữ tính phổ biến của thương hiệu. Ngay trong nỗ lực này họ cũng phải đương đầu với những khó khăn.

Mở đầu thiên niên kỷ mới, người Anh đã chứng kiến cuộc chiến giữa Levi’s và siêu thị Tesco’s. Tesco’s yêu cầu được bán Levi’s trong các cửa hàng của họ với một mức lời ít hơn vì cho rằng người tiêu dùng đã phải trả một giá quá cao cho những chiếc jean Levi’s. Nhưng Levi’s đã từ chối bán các loại quần jean cao cấp, nhưLevi’s 501, qua siêu thị này và đã đưa vụ việc ra tòa để chặn đứng việc nhập khẩu các loại quần này của họ từ bên ngoài châu Âu.

“Thương hiệu là tài sản quan trọng nhất của chúng tôi”, Joe Middleton, Tổng giám đốc Levi’s châu Âu giải thích. “Nó quan trọng hơn tất cả, hơn các nhà máy, cơ sở vật chất, kho hàng v.v… của chúng tôi. Chúng tôi phải có quyền để kiểm soát số phận của thương hiệu”.

Quấn jean Levi’s đang thu hút sự chú ý của giới trẻ. Ảnh: adsoftheworld.

Ngay cả chính phủ Anh cũng vào cuộc, họ thuyết phục liên minh châu Âu nên chấp nhận cho những siêu thị như Tesco’s được quyền nhập hàng từ bất cứ nơi nào trên thế giới. Nhưng Levi’s vẫn chống chế rằng Tesco’s đã không nắm vững được vấn đề, lầm lẫn giữa chi phí sản xuất quần jean và chi phí để tiếp thị chúng. “Điểm quan trọng là”, Middleton giải thích: “Tất cả các chi phí này đều là những đầu tư vào thương hiệu. Chi phí thật cho một cái quần jean không chỉ có chi phí sản xuất mà còn nhiều hơn thế”. Chính phủ Anh không muốn chấp nhận hình ảnh một nước “Anh đắt đỏ” nên đã đứng về phía siêu thị Tesco’s và vì vậy Levi’s có vẻ như đã thua trong trận chiến này.

Bất kể những yếu tố không may từ bên ngoài này, không thể chối bỏ một thực tế là những vấn đề đối với thương hiệu Levi’s là do chính tự thân họ tạo ra. Bị trói chặt trong các yêu cầu bất tận để là ‘đột phá’ và ‘trẻ trung’, họ đã không ngừng tung ra nhiều phong cách jean mới; lúc này Levi’s đang chứng tỏ cho quy luật về giảm thiểu lợi nhuận. Chi phí marketing tiếp tục lớn lên trong khi giá trị thật của thương hiệu suy giảm.

Đến năm 2000, công ty đã thất bại khi không có tên trong 75 thương hiệu hàng đầu toàn cầu tính theo giá trị của Báo cáo Khảo sát Giá trị Thương hiệu quốc tế 2000. Sự góp mặt của những thương hiệu đối thủ như Gap và Benetton trong 75 thương hiệu này càng làm cho vết thương của Levi’s thêm đau nhức.

Hầu hết những chuyên gia thiết lập thương hiệu ngày nay đều đồng ý là nếu Levi’s muốn giành lại vị thế mà họ đã nắm giữ vào những năm 80 và đầu 90, họ cần phải thu hẹp tầm ngắm của họ lại. Người tiêu dùng ngày nay không còn chắc chắn về những gì mà Levi’s đại diện. Quần jean, đương nhiên. Nhưng kiểu gì? Loại nào? Bó, thùng thình, đũng ngắn, chắp vá, cổ điển hay hiện đại? Bạn cứ đặt tên là Levi’s có hết.

Vì vậy, cần phải thoát ra khỏi cái được gọi là ‘hội chứng Miller’. Như Miller đã từng quyết định phải là mọi loại bia dành cho mọi loại người, Levi’s đã làm điều y hệt với quần jean của họ. Nhưng như vậy không có nghĩa là Levi’s không nên tung ra những phong cách mới mà chỉ là họ không nên làm như vậy dưới cùng một nhãn Levi’s. Họ đã từng đạt được điều này với một thành công lớn nhất của công ty trong thời gian gần đây khi họ sáng tạo ra một đặc trưng hoàn toàn mới dưới hình thức một thương hiệu tên Dockers được tung ra thị trường vào năm 1986.

Với bản thân thương hiệu Levi’s, như với nhiều thương hiệu có vấn đề khác, giải pháp là tái tạo những giá trị truyền thống của mình. Quả vậy, đã có những dấu hiệu tích cực cho thấy điều này là đúng đắn. Năm 2001, công ty đã bán ra một chiếc quần jean cổ nhất còn hiện hữu mà họ lưu giữ được với giá 46.532 đôla, được gọi là jean Nevada, khi họ quảng cáo cái quần này trên trang web eBay. Vài tháng sau, công ty đã sản xuất và tung ra thị trường một bộ 500 cái quần nhái lại cái quần Nevada và chúng đã lập tức được bán hết ngay khi vừa được giới thiệu.

Chỉ có thời gian mới có thể cho thấy bộ sưu tập cổ điển này có trở thành một hành động biểu tượng cho một hướng phát triển mới của công ty hay không.

Các bài học từ vụ Levi’s:

- Tập trung chứ đừng dàn trải. Thay vì nhấn mạnh đến những giá trị thương hiệu chính yếu của họ, Levi’s lại làm cho người tiêu dùng lẫn lộn với những phong cách khác nhau và vô số những kiểu dáng xa lạ. Như chuyên gia thương hiệu Al Ries đã nói: ‘Về lâu dài, việc mở rộng thương hiệu sẽ làm suy yếu hình ảnh và sức mạnh của thương hiệu’.

- Chú tâm đến các điểm mạnh của mình. Nếu Levi’s là đại diện cho một cái gì thì đó là loại quần jean truyền thống. Để có thể hồi phục hoàn toàn họ cần phải tập trung và củng cố cho đặc trưng này.

- Đừng xem thường thương hiệu nguyên thủy của bạn. Khi Levi’s tung ra thị trường dòng sản phẩm Silvertab, họ đã rơi vào cùng một cái bẫy như khi Coca-Cola tung ra dòng sản phẩm New Coke của họ. Nhà báo và là một chuyên gia thương hiệu tên Ian Cocoran đã nhận định: ‘Hầu như vấn đề chính với Levi’s lúc này lại là phải thuyết phục người tiêu dùng rằng việc sở hữu một cái quần nhãn đỏ là việc vẫn đáng để bỏ tiền ra’.

(Trích cuốn “100 thất bại thương hiệu lớn nhất mọi thời đại” do Công ty First News phát hành)